Các nguyên tắc và định hướng chiến lược marketing

        Tập hợp khách hàng của doanh nghiệp là tài sản quan trọng nhất cua họ. Bằng nỗ lực marketing, các doanh nghiệp có thể tạo nên khách hàng, phát triển tập hợp khách hàng, duy trì tập hợp khách hàng trung thành của họ qua quản lý quá trình phục vụ khách hàng.        Tuy nhiên, quy mô thị trường của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, trong đó, có sức mua của người tiêu dùng. Ví dụ, thị trường xe hơi Việt Nam bị giới hạn bởi sức mua, với mức thu nhập bình quân hiện nay chỉ có một số ít người có thu nhập đủ để trở thành khách hàng thực sự của các doanh nghiệp kinh doanh xe hơi.

Các nguyên tắc và định hướng chiến lược marketing

       Các quan hệ và hệ thống marketing
      Một hệ thống marketing bao gồm doanh nghiệp và các doanh nghiệp và cá nhân khác có liên quan (khách hàng, người lao động)
       Chiến lược và hỗn hợp marketing (marketing – mix)
       Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, các nhà marketing phải phát triển các chiến lược marketing hiệu quả, xác lập hỗn hợp marketing với bốn biện pháp chủ yếu là các quyết định sản phẩm, các quyết định giá, các quyết định phân phối, hỗn hợp các hoạt động xúc tiến thường được gọi tắt là 4P.
       Chiến lược marketing là tập hợp các nguyên tắc và định hướng dẫn dắt hoạt động marketing của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoang thời gian nhất định. Chiến lược xác định rõ các mục tiêu marketing nhất định của doanh nghiệp và một chương trinh marketing để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp phải phát triển các chiến lược và chương trình marketing cho từng sản phẩm trên từng thị trường, trong đó xác định mức độ và thời gian thực hiện từng nhóm biện pháp. Mỗi chương trinh marketing bao gồm nhiều biện pháp marketing cụ thể được các phòng ban khác nhau trong bộ phận marketing thực hiện.
        Doanh nghiệp phải cung cấp cho thị trường những sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của họ tốt hơn sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Mỗi đơn vị sản phẩm trong marketing được hiểu là một tập hợp các yếu tố và thuộc tính sản phẩm. Marketing nội bộ bao gồm các công việc thuê, đào tạo thức đẩy các nhân viên phục vụ khách hàng tốt hơn. Marketing nội bộ phải được thực hiên ở 2 mức độ. Mức-độ thứ nhất là phối hợp hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong chức năng marketing: lực lượng bán hàng, dịch vụ khách hàng, quản lý sản phẩm, nghiên cứu marketing. Tất cả các chức năng cụ thể của marketing phải được phối hợp với nhau để phục vụ khách hàng. Mức độ thứ hai là phải phối hợp được hoạt động của tất cả các phòng ban chức năng khác nhau trong doanh nghiệp theo định hướng khách hàng: nghiên cứu phát triển, mua sắm, sản xuất, tài chính, marketing…

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

©Blog tìm hiểu marketing