Các chiến lược mở rộng và phát triển thị trường

     Theo các chiến lược này, doanh nghiệp phải tìm kiêm khách hàng mới cho các sản phẩm hiện tại của nó. Mờ rộng và phát triển thị trường là hai chiến lược tăng trường khác biệt nhau dựa trên sự gần gũi hay khác xa ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp về phương diện thị trường. Ví dụ, một ngân hàng chuyên cho doanh nghiệp vay nay cho các tổ chức phi lợi nhuận vay được coi là mở rộng thị trường; còn cho khách hàng cá nhân vay được coi là phát triển thị trường. Sau đây là một số hướng chiến lược:

Các chiến lược mở rộng và phát triển thị trường

-  Một nhà sản xuất sản phẩm cho khách hàng công nghiệp nay quyết định cung cấp các sản phẩm này cho thị trường người tiêu dùng cá nhân.

-  Một tổ chức dịch vụ xã hội tập trung lôi kéo các cá nhân và gia đình (những người chưa bao giờ sử dụng dịch vụ của họ) trơ thành khách hàng.

-  Một nhà sản xuất ô tô bán sản phẩm của họ vào một khu vực thị trường mới.

     Cũng như mò rộng và phát triển sản phẩm, thị trường mới càng khác thị trường mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp thì rủi ro càng lớn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

Nhấn mạnh vào thị trường hơn là vào sản phẩm

(1)     . Lịch sử của tổ chức

         Mỗi tổ chức (lớn hay nhỏ, lợi nhuận hay phi lọi nhuận) có một lịch sử về các mục tiêu, thành công, sai lầm, các chiến lược và chính sách. Phải xem xét các đặc điểm quan trọng và các sự kiện quá khứ khi xác định nhiệm vụ.

Nhấn mạnh vào thị trường hơn là vào sản phẩm

(2)      . Nâng lực phân biệt của tổ chức

         Mỗi tổ chức có thể làm nhiều công việc khác nhau nhưng nó phải tìm ra công việc có thể làm tốt nhất. Năng lực phân biệt là những hoạt động, công việc, lĩnh vực mà tổ chức làm tốt, chúng làm cho tổ chức có lọi thế hơn các tổ chức tương tự. Khi một thời cơ xuất hiện, tổ chức phải có năng lực để đầu tư vào thời cơ đó.

(3)      . Môi trường của tổ chức

        Môi trường kinh doanh của tổ chức chỉ ra các yêu cầu, khuynh hướng, cơ hội và sự đe dọa cần được xem xét để phát triển tuyên bố về nhiệm vụ. Ví dụ như các phát triển kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch và chúng phải được xem xét khi xác định nhiệm vụ của các khách sạn lớn.

        Tuy nhiên, sẽ thật là khó khăn khi viết một tuyên bố về nhiệm vụ hữu ích và hiệu quả. Không ít tổ chức phải tốn 1 đến 2 năm để làm việc này. Một tuyên bố nhiệm vụ khi hoàn thành thường là tập trung vào thị trường hơn vào sản phẩm, có thể đạt được, có tính khuyến khích và riêng biệt.

        Nhấn mạnh vào thị trường hơn là vào sản phẩm. Khách hàng của một tổ chức là yếu tố cực kỳ quan trọng chi phối đến việc xácđịnh nhiệm vụ của nó. Theo truyền thống, nhiều doanh nghiệp xác định công việc kinh doanh của họ theo sản phẩm hoặc công việc mà họ làm. Ví dụ, có công ty xác định “công việc kinh doanh của chúng tôi là sản xuất kính” và trong nhiều trường hợp họ lấy tên sản phẩm hay dịch vụ đặt tên cho doanh nghiệp. Cách xác định nhiệm vụ như thế không phù hợp với thị trường và môi trường kinh doanh luôn biến động. Nhiều doanh nghiệp đã thấy rằng khi sản phẩm và công nghệ đã trở nên lỗi thòi, nhiệm vụ đã xác định của họ không còn thích hợp nữa và tên của doanh nghiệp cũng không còn mô tả được công việc nó làm nữa. Khi đó, doanh nghiệp lại phải đổi tên. Bởi vậy, cách xác định nhiệm vụ bền vững hơn là cần thiết. Trong những năm gần đây, đặc điểm chính của các tuyên bố về nhiệm vụ nhấn mạnh đến yếu tố bên ngoài hơn là bên trong doanh nghiệp. Nói cách khác, tuyên bố về nhiệm vụ nên tập trung vào phạm vi lớp nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp đang tìm cách thỏa mãn chứ không phải vào sản phẩm vật chất hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Nhiệm vụ của tổ chức (doanh nghiệp)

         Từng tổ chức đều phải có các nguồn lực để duy trì tổ chức, bất kể đó là doanh nghiệp, trường đại học hay cơ quan chính phù. Với sự thay đổi các nguồn lực này, mỗi doanh nghiệp phải cung cấp cho thị trường những hàng hóa và dịch vụ ở mức giá và chất lượng có thể chấp nhận. Mỗi tổ chức tồn tại để thực hiện nhiệm vụ nào đó trong môi trường hoạt động rộng lớn mà mục đích và sứ mệnh ban đầu của họ đã được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, qua thời gian, quy mô tổ chức mở rộng, môi trường thay đổi và sự thay đổi người quản lý, một hoặc nhiều vấn đề về nhiệm vụ của tổ chức chắc chắn nảy sinh.

Nhiệm vụ của tổ chức (doanh nghiệp)


        Thứ nhất, các mục đích ban đầu có thể trở nên không thích hợp khi tổ chức mở rộng sang các sản phẩm mới, các thị trường mới, thậm chí các lĩnh vực kinh doanh mới.

         Thứ hai, nhiệm vụ ban đầu vẫn giữ nguyên nhung một số nhà quản lý không quan tâm đến nó.

        Cuối cùng, những thay đổi trong môi trường có thể làm nhiệm vụ ban đầu không còn phù hợp. Kết quả của những hoàn cảnh này là tổ chức bị “mất phương hướng” không có nhiệm vụ hoặc không có mục đích để hướng dẫn các quyết định quan trọng. Khi điều này xảy ra, người quản lý phải tìm ra mục đích mới hoặc thay đổi mục đích ban đầu.

        Nhiệm vụ của doanh nghiệp phải là cái nhìn dài hạn về cái mà họ đang cố gắng đạt tói – Công cụ duy nhất để phân biệt doanh nghiệp với những nhà cạnh tranh khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp sẽ cung cấp sự định hướng và tín hiệu cho tất cả các vị trí thành viên trong doanh nghiệp hoạt động.

        Câu hỏi đơn giản đặt ra khi một doanh nghiệp quyết định phải đánh giá và xác định lại nhiệm vụ của nó là “Công việc kinh doanh của chúng ta là cái gì”, “Nó nên như thế nào”. Những câu hỏi như vậy bề ngoài đớn giản nhung chúng thực sự quan trọng và khó khăn mà trách nhiệm phải trả lời nằm ở cấp quản lý cao nhất. Để phát triển một tuyên bố về nhiệm vụ, người quản lý phải tính toán ba nhân tố cơ bản.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

Ba ý tưởng then chốt trong lập kế hoạch chiến lược

        Lập kế hoạch chiến lược bao gồm tất cả các hoạt động dẫn tới phát triển các nhiệm vụ rõ ràng và các chiến lược tương ứng để đạt các mục tiêu cho toàn bộ tổ chức. Ba ý tưởng then chốt trong lập kế hoạch chiến lược:

Ba ý tưởng then chốt trong lập kế hoạch chiến lược

  • Quản trị các đơn vị kinh doanh của tổ chức như một danh mục đầu tư: quyết định việc phát triển, duy trì, loại bỏ hay đầu tư mới. Phân bổ hợp lý các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp cho từng đơn vị kinh doanh

  • Đánh giá chính xác tiềm năng sinh lời của các đơn vị kinh doanh trong tương lai trên cơ sờ nghiên cứu tỷ lệ tăng trường của thị trường và vị trí tương xứng của công ty. Việc đánh giá này khống chỉ dựa vào lợi nhuận hiện tại.

  • Kế hoạch chiến lược sẽ giúp công ty có định hướng hoạt động để đạt được mục tiêu lâu dài. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn một hướng đi riêng cho họ trên thị trường.

        Bộ phận quản trị marketing đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch chiến lược. Người quản trị marketing là người đóng vai trò quan trọng nhất về mặt chức năng vào quá trình lập kế hoạch chiến lược với các vai trò lãnh đạo trong việc xác định sứ mệnh kinh doanh, phân tích tình hình môi trường, cạnh tranh và kinh doanh; xây dựng các mục tiêu, mục đích và chiến lược; xác định các kế hoạch sản phẩm, thị trường, phân phối để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Mối quan hộ này mở rộng ra cả việc xây dựng những chương trình và kế hoạch hành động gắn liền với kế hoạch chiến lược.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Các cấp kế hoạch hóa của một doanh nghiệp

          Các cấp kế hoạch hóa của một doanh nghiệp có thể gồm:

+ 4 cấp: tổng công ty; chi nhánh hay công ty; sản phẩm; và cấp chức năng quản trị (sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự…).

+ 3 cấp: công ty, các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU), cấp chức năng quản trị (sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự..).


Các cấp kế hoạch hóa của một doanh nghiệp

         Đương nhiên, mỗi cấp lập kế hoạch đều có quá trình quản trị gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện va điều khiển.

        Trong thực tế, thường có sự lẫn lộn giữa lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch marketing. Chúng ta có thể phân biệt theo các cách sau đây. Thứ nhất, lập kế hoạch chiến lược thường được thực hiện ở các cấp cao trong tổ chức, đó là cấp tạp đoàn, công ty, nhóm hoặc khu vực kinh doanh chiến lược. Ở những cấp này mục tiêu là rất rộng. (Ví dụ lợi nhuận trên vốn đầu tư hay doanh thu) và các chiến lược là rất chung (loại bỏ những ngành sản xuất đã suy thoái hay đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau), ở mức các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU), kế hoạch marketing có các mục tiêu cụ thể (Ví dụ, thị phần doanh nghiệp dự định đạt được) và chiến lược cụ thể (ví dụ, chiến lược thị trường ngách – khai thác các đoạn thị trường nhỏ). Sự khác biệt thứ hai là do thời gian hiệu lực của các kế hoạch, các kế hoạch chiến lược thường có thời gian dài khoảng 3 đến 5 năm hay dài hơn, trong khi các kế hoạch marketing thường lập theo kế hoạch năm.

      Tại sao các doanh nghiệp phải quan tâm đến kế hoạch hóa chiến lược? Nhiều doanh nghiệp thành công nhất hiện nay là do nhiều năm trước họ đã đưa ra sản phẩm ở đúng thời gian cho một thị trường đang tăng trưởng mạnh. Điều tương tự cũng đúng với các tổ chức của chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Nhiều quyết định quan trọng của quá khứ của các tổ chức đó đã được làm mà không cần có kế hoạch chiến lược. Các quyết định đó dựa trên sự khôn ngoan, thậm chí chỉ là sự may mắn đã đưa các tổ chức đó tới vị trí ngày nay của họ. Tuy nhiên, các nhà quản trị ngày nay đang ngày càng nhận ra rằng chỉ có sự khôn ngoan và trực giác sẽ không thể. thành công được khi điều hành hoạt động các công ty lớn trong môi trường thay đổi hiện nay. Các nhà quản lý này đang quay về với kế hoạch hóa về mặt chiến lược.



©Blog tìm hiểu marketing