Nhấn mạnh vào thị trường hơn là vào sản phẩm

(1)     . Lịch sử của tổ chức

         Mỗi tổ chức (lớn hay nhỏ, lợi nhuận hay phi lọi nhuận) có một lịch sử về các mục tiêu, thành công, sai lầm, các chiến lược và chính sách. Phải xem xét các đặc điểm quan trọng và các sự kiện quá khứ khi xác định nhiệm vụ.

Nhấn mạnh vào thị trường hơn là vào sản phẩm

(2)      . Nâng lực phân biệt của tổ chức

         Mỗi tổ chức có thể làm nhiều công việc khác nhau nhưng nó phải tìm ra công việc có thể làm tốt nhất. Năng lực phân biệt là những hoạt động, công việc, lĩnh vực mà tổ chức làm tốt, chúng làm cho tổ chức có lọi thế hơn các tổ chức tương tự. Khi một thời cơ xuất hiện, tổ chức phải có năng lực để đầu tư vào thời cơ đó.

(3)      . Môi trường của tổ chức

        Môi trường kinh doanh của tổ chức chỉ ra các yêu cầu, khuynh hướng, cơ hội và sự đe dọa cần được xem xét để phát triển tuyên bố về nhiệm vụ. Ví dụ như các phát triển kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch và chúng phải được xem xét khi xác định nhiệm vụ của các khách sạn lớn.

        Tuy nhiên, sẽ thật là khó khăn khi viết một tuyên bố về nhiệm vụ hữu ích và hiệu quả. Không ít tổ chức phải tốn 1 đến 2 năm để làm việc này. Một tuyên bố nhiệm vụ khi hoàn thành thường là tập trung vào thị trường hơn vào sản phẩm, có thể đạt được, có tính khuyến khích và riêng biệt.

        Nhấn mạnh vào thị trường hơn là vào sản phẩm. Khách hàng của một tổ chức là yếu tố cực kỳ quan trọng chi phối đến việc xácđịnh nhiệm vụ của nó. Theo truyền thống, nhiều doanh nghiệp xác định công việc kinh doanh của họ theo sản phẩm hoặc công việc mà họ làm. Ví dụ, có công ty xác định “công việc kinh doanh của chúng tôi là sản xuất kính” và trong nhiều trường hợp họ lấy tên sản phẩm hay dịch vụ đặt tên cho doanh nghiệp. Cách xác định nhiệm vụ như thế không phù hợp với thị trường và môi trường kinh doanh luôn biến động. Nhiều doanh nghiệp đã thấy rằng khi sản phẩm và công nghệ đã trở nên lỗi thòi, nhiệm vụ đã xác định của họ không còn thích hợp nữa và tên của doanh nghiệp cũng không còn mô tả được công việc nó làm nữa. Khi đó, doanh nghiệp lại phải đổi tên. Bởi vậy, cách xác định nhiệm vụ bền vững hơn là cần thiết. Trong những năm gần đây, đặc điểm chính của các tuyên bố về nhiệm vụ nhấn mạnh đến yếu tố bên ngoài hơn là bên trong doanh nghiệp. Nói cách khác, tuyên bố về nhiệm vụ nên tập trung vào phạm vi lớp nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp đang tìm cách thỏa mãn chứ không phải vào sản phẩm vật chất hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Nhiệm vụ của tổ chức (doanh nghiệp)

         Từng tổ chức đều phải có các nguồn lực để duy trì tổ chức, bất kể đó là doanh nghiệp, trường đại học hay cơ quan chính phù. Với sự thay đổi các nguồn lực này, mỗi doanh nghiệp phải cung cấp cho thị trường những hàng hóa và dịch vụ ở mức giá và chất lượng có thể chấp nhận. Mỗi tổ chức tồn tại để thực hiện nhiệm vụ nào đó trong môi trường hoạt động rộng lớn mà mục đích và sứ mệnh ban đầu của họ đã được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, qua thời gian, quy mô tổ chức mở rộng, môi trường thay đổi và sự thay đổi người quản lý, một hoặc nhiều vấn đề về nhiệm vụ của tổ chức chắc chắn nảy sinh.

Nhiệm vụ của tổ chức (doanh nghiệp)


        Thứ nhất, các mục đích ban đầu có thể trở nên không thích hợp khi tổ chức mở rộng sang các sản phẩm mới, các thị trường mới, thậm chí các lĩnh vực kinh doanh mới.

         Thứ hai, nhiệm vụ ban đầu vẫn giữ nguyên nhung một số nhà quản lý không quan tâm đến nó.

        Cuối cùng, những thay đổi trong môi trường có thể làm nhiệm vụ ban đầu không còn phù hợp. Kết quả của những hoàn cảnh này là tổ chức bị “mất phương hướng” không có nhiệm vụ hoặc không có mục đích để hướng dẫn các quyết định quan trọng. Khi điều này xảy ra, người quản lý phải tìm ra mục đích mới hoặc thay đổi mục đích ban đầu.

        Nhiệm vụ của doanh nghiệp phải là cái nhìn dài hạn về cái mà họ đang cố gắng đạt tói – Công cụ duy nhất để phân biệt doanh nghiệp với những nhà cạnh tranh khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp sẽ cung cấp sự định hướng và tín hiệu cho tất cả các vị trí thành viên trong doanh nghiệp hoạt động.

        Câu hỏi đơn giản đặt ra khi một doanh nghiệp quyết định phải đánh giá và xác định lại nhiệm vụ của nó là “Công việc kinh doanh của chúng ta là cái gì”, “Nó nên như thế nào”. Những câu hỏi như vậy bề ngoài đớn giản nhung chúng thực sự quan trọng và khó khăn mà trách nhiệm phải trả lời nằm ở cấp quản lý cao nhất. Để phát triển một tuyên bố về nhiệm vụ, người quản lý phải tính toán ba nhân tố cơ bản.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

Ba ý tưởng then chốt trong lập kế hoạch chiến lược

        Lập kế hoạch chiến lược bao gồm tất cả các hoạt động dẫn tới phát triển các nhiệm vụ rõ ràng và các chiến lược tương ứng để đạt các mục tiêu cho toàn bộ tổ chức. Ba ý tưởng then chốt trong lập kế hoạch chiến lược:

Ba ý tưởng then chốt trong lập kế hoạch chiến lược

  • Quản trị các đơn vị kinh doanh của tổ chức như một danh mục đầu tư: quyết định việc phát triển, duy trì, loại bỏ hay đầu tư mới. Phân bổ hợp lý các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp cho từng đơn vị kinh doanh

  • Đánh giá chính xác tiềm năng sinh lời của các đơn vị kinh doanh trong tương lai trên cơ sờ nghiên cứu tỷ lệ tăng trường của thị trường và vị trí tương xứng của công ty. Việc đánh giá này khống chỉ dựa vào lợi nhuận hiện tại.

  • Kế hoạch chiến lược sẽ giúp công ty có định hướng hoạt động để đạt được mục tiêu lâu dài. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn một hướng đi riêng cho họ trên thị trường.

        Bộ phận quản trị marketing đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch chiến lược. Người quản trị marketing là người đóng vai trò quan trọng nhất về mặt chức năng vào quá trình lập kế hoạch chiến lược với các vai trò lãnh đạo trong việc xác định sứ mệnh kinh doanh, phân tích tình hình môi trường, cạnh tranh và kinh doanh; xây dựng các mục tiêu, mục đích và chiến lược; xác định các kế hoạch sản phẩm, thị trường, phân phối để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Mối quan hộ này mở rộng ra cả việc xây dựng những chương trình và kế hoạch hành động gắn liền với kế hoạch chiến lược.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Các cấp kế hoạch hóa của một doanh nghiệp

          Các cấp kế hoạch hóa của một doanh nghiệp có thể gồm:

+ 4 cấp: tổng công ty; chi nhánh hay công ty; sản phẩm; và cấp chức năng quản trị (sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự…).

+ 3 cấp: công ty, các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU), cấp chức năng quản trị (sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự..).


Các cấp kế hoạch hóa của một doanh nghiệp

         Đương nhiên, mỗi cấp lập kế hoạch đều có quá trình quản trị gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện va điều khiển.

        Trong thực tế, thường có sự lẫn lộn giữa lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch marketing. Chúng ta có thể phân biệt theo các cách sau đây. Thứ nhất, lập kế hoạch chiến lược thường được thực hiện ở các cấp cao trong tổ chức, đó là cấp tạp đoàn, công ty, nhóm hoặc khu vực kinh doanh chiến lược. Ở những cấp này mục tiêu là rất rộng. (Ví dụ lợi nhuận trên vốn đầu tư hay doanh thu) và các chiến lược là rất chung (loại bỏ những ngành sản xuất đã suy thoái hay đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau), ở mức các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU), kế hoạch marketing có các mục tiêu cụ thể (Ví dụ, thị phần doanh nghiệp dự định đạt được) và chiến lược cụ thể (ví dụ, chiến lược thị trường ngách – khai thác các đoạn thị trường nhỏ). Sự khác biệt thứ hai là do thời gian hiệu lực của các kế hoạch, các kế hoạch chiến lược thường có thời gian dài khoảng 3 đến 5 năm hay dài hơn, trong khi các kế hoạch marketing thường lập theo kế hoạch năm.

      Tại sao các doanh nghiệp phải quan tâm đến kế hoạch hóa chiến lược? Nhiều doanh nghiệp thành công nhất hiện nay là do nhiều năm trước họ đã đưa ra sản phẩm ở đúng thời gian cho một thị trường đang tăng trưởng mạnh. Điều tương tự cũng đúng với các tổ chức của chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Nhiều quyết định quan trọng của quá khứ của các tổ chức đó đã được làm mà không cần có kế hoạch chiến lược. Các quyết định đó dựa trên sự khôn ngoan, thậm chí chỉ là sự may mắn đã đưa các tổ chức đó tới vị trí ngày nay của họ. Tuy nhiên, các nhà quản trị ngày nay đang ngày càng nhận ra rằng chỉ có sự khôn ngoan và trực giác sẽ không thể. thành công được khi điều hành hoạt động các công ty lớn trong môi trường thay đổi hiện nay. Các nhà quản lý này đang quay về với kế hoạch hóa về mặt chiến lược.



Lập kế hoạch theo định hướng thị trường và kế hoạch hóa thực chất

       Lập kế hoạch theo định hướng thị trường là quá trình quản trị nhằm phát triển và duy tri một sự ăn khớp có thể thực hiện được giữa các mục tiêu, kỹ năng và nguồn lực của doanh nghiệp với những cơ hội thị trường của nó trong một môi trường kinh doanh luôn biến động. Mục đích của việc lập kế hoạch là xác định mục tiêu và dự kiến trước các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai để doanh nghiệp chủ động trong tổ chức thực hiện. Ví dụ, lập kế hoạch chiến lược của một doanh nghiệp là định hình và định hình lại các đơn vị thành viên; các sản phẩm và phân bổ nguồn lực cho các đơn vị thành viên và các sản phẩm để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận.

Lập kế hoạch theo định hướng thị trường và kế hoạch hóa thực chất

        Kế hoạch hóa thực chất là việc doanh nghiệp dự đoán trước tương lai (cơ hội và nguy cơ) của doanh nghiệp từ đó xác lập các mục tiêu và định hướng hoạt động để thích ứng với tương lai nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài và vững chắc trên thị trường. Đây là quan điểm quản trị doanh nghiệp chủ động chứ không phải theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Vì vậy, kế hoạch hóa là công việc thường xuyên của mọi tổ chức hiện đại. Trong một doanh nghiệp tất nhiên có nhiều cấp kế hoạch hóa. Trước khi người quản trị san xuất, quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị tài chính có thể phát triển chiến lược và kế hoạch cho phòng ban của mình thì tốt nhất là doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh tổng thể định hướng cho hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.

        Kế hoạch hóa chiến lược chính là việc xây dựng kế hoạch kinh doanh tổng thể của toàn doanh nghiệp chứa đựng những định hướng chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Kế hoạch của từng đơn vị kinh doanh, từng phòng ban chức nàng sẽ được xác lập dựa trên một kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

        Nói cách khác, các hoạt động kế hoạch hóa trước hết phải được thực hiện ở cấp quản trị cao nhất của doanh nghiệp. Giả định rằng chúng ta đang nằm trong một tổ chức kinh doanh lớn (tập đoàn kinh tế) có một số đơn vị kinh doanh và một số dòng sản phẩm trong mỗi đơn vị kinh doanh. Kế hoạch và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp sẽ định hướng cho việc lập kế hoạch của từng đơn vị kinh doanh và của từng phòng ban chức năng. Các chiến lược và kế hoạch marketing được bộ phận marketịng xây dựng cũng phải được định hướng theo mục tiêu và nội dung của kế hoạch chung đã phải được phát triển cho toàn bộ doanh nghiệp. Các mục tiêu và chiến lược đã được thiết lập ở cấp cao nhất cung cấp nội dung cho kế hoạch hóa ở mỗi đơn vị hoặc phòng ban. Các nhà quản lý các Cấp thấp hơn: cấp đơn vị kinh doanh hoặc phòng ban chức năng sẽ phát triển các kế hoạch của họ trong phạm vi hướng dẫn của kế hoạch kinh doanh tổng thể.



Marketing chất lượng toàn diện (TQM)

      Chất lượng sản phẩm theo quan điểm marketing là toàn bộ những tính năng và đặc điểm của một sản phẩm/dịch vụ đem lại cho nó khả năng thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này có nghĩa là chất lượng gắn liền với mức độ thỏa mãn khách hàng. Chất lượng được đo lường và xác định theo sự đánh giá của khách hàng. Nói cách khác, chất lượng theo yêu cầu của thị trường, của nhóm khách hàng mục tiêu chứ không thuần túy theo yêu cầu về kỹ thuật.

Marketing chất lượng toàn diện (TQM)

        Có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng giũa chất lượng, sự thỏa mãn khách hàng và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chất lượng toàn diện là chìa khóa tạo ra sự thỏa mãn khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, người quản trị marketing phải tham gia vào việc xây dựng chiến lược và chính sách chất lượng của doanh nghiệp. Quản trị marketing phải đảm bảo chất lượng trong mọi hoạt động phục vụ khách hàng từ sản xuất đến tiêu thụ và dịch vụ sau bán hàng. Chất lượng toàn diện tất nhiên, phải được hiểu theo nghĩa rộng với những đặc điểm sau:

-     Khách hàng phải nhận thức được chất lượng.

-   Chất lượng phải được thể hiện trong mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không chỉ trong sản phẩm.

-     Chất lượng là kết quả nỗ lực chung của toàn doanh nghiệp.

-     Chất lượng phải được đảm bảo trong toàn bộ chuỗi giá trị.

-     Chất lượng luôn luôn có thể cải tiến.

-     Chất lượng không đòi hỏi chi phí tăng thêm.

        Quản trị marketing phải xác định mức và các yếu tố cụ thể của tổng chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng. Vai trò cụ thể của bộ phận marketing bao gồm:

-     Xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

-   Truyền đạt chính xác mong muốn của khách hàng cho người thiết kế sản phẩm.

-   Đảm bảo chắc chắn các đởn hàng được thực hiện đúng nội dung và thời hạn.

-   Đảm bảo khách hàng được hướng dẫn và trợ giúp trong sử dụng sản phẩm.

-   Thu thập ý kiến khách hàng về cải tiến sản phẩm và dịch vụ để chuyển cho các bộ phận liên quan.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

Xây dựng và duy trì quan hệ bên trong doanh nghiệp qua marketing nội bộ

      Để thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn của các khách hàng bên ngoài – những người mua hàng hóa của doanh nghiệp, trước hết, nhà quản trị marketing phải thỏa mãn được các khách hàng nội bộ – những nhóm khác trong doanh nghiệp mà công việc của họ ảnh hưởng đến hoạt động marketing. Bởi vậy, doanh nghiệp phải xây dựng được quan hệ chặt chẽ, lâu dài và hiệu quả giữa cấp quản trị, các phòng ban chức năng, người lao động, các cổ đông… Quan hệ nội bộ của doanh nghiệp tốt sẽ tạo nên năng lực đáp ứng được những đòi hỏi của những thay đổi ở thị trường bên ngoài.

Xây dựng quan hệ bên trong doanh nghiệp qua marketing nội bộ

     Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến các quyết định marketing của họ. Ngược lại, chiến lược marketing quan hệ lại định hướng cho cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Marketing quan hệ đã tạo nên sự thay đổi cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp từ các phòng ban độc lập sang cấu trúc tổ chức liên kết chặt chẽ các chức năng quản trị cơ bản như các “nhóm dự án”. Mô hình tổ chức này mang lại nhiều lợi thế trong vận dụng marketing quan hệ:

+ Cho phép thương mại hóa sản phẩm nhanh hơn, ra quyết định nhanh hơn và đối phó với thị trường nhanh hơn.

+ Giảm các cấp quản lý trung gian.

+ Quản lý theo sản phẩm là cách phổ biến nhất để thực hiện các công việc marketing của doanh nghiệp và có thể được thực hiện bằng nhóm dự án bên trong hoặc các chuyên gia bên ngoài doanh nghiệp.

       Tóm lại, marketing quan hệ là vũ khí hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhờ thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng tốt hơn với chi phí kinh doanh thấp hơn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Xây dựng và duy trì các quan hệ bên ngoài dài hạn của doanh nghiệp

         Nhà quản trị marketing phải xây dựng chiến lược và biện pháp quản lý quan hệ dài hạn với khách hàng, nhà cung cấp, và các tổ chức liên quan khác. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng và duy trì các liên kết chiến lược và mạng lưới chức năng. Tất nhiên, mức độ và phạm vi thực hành marketing quan hệ phụ thuộc vào hình thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số hình thức tổ chức quản lý quan hệ bên ngoài của doanh nghiệp:

Xây dựng và duy trì các quan hệ bên ngoài dài hạn của doanh nghiệp

-      Tổ chức mạng lưới kinh doanh: Sự liên kết hoặc liên minh linh hoạt được dẫn dắt từ một trung tâm để phát triển và quản lý các nguồn lực, các liên kết và các nhân tố khác bao quanh mạng lưới.

-    Xây dựng và duy trì liên kết chiến lược. Liên kết chiến lược là các quan hệ thống thường hoặc không thông thường mà bản chất là tạo ra một đơn vị kinh doanh mới trong nội dung của kế hoạch chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.

-   Xây dựng quan hệ bên ngoài. Sự kết nối của chuỗi cung cấp: các nhà cung cấp, các trung gian phân phối, các tổ chức bổ trợ, hậu cần kinh doanh tham gia vào dòng vận động của hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng.

-   Quản lý quan hệ với khách hàng- người bán lại.

-   Quản lý quan hệ khách hàng – người tiêu dùng cuối cùng.

        Trong tất cả các hình thức tổ chức quan hệ với bên ngoài của doanh nghiệp, quản lý quan hệ khách hàng vẫn là trọng tâm của marketing quan hệ. Quản lý quan hệ khách hàng là một phương pháp chuyên nghiệp giúp đảm bảo tạo lập, duy trì được sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

         Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường khách hàng tổ chức, định hướng của marketing quan hệ bao gồm: liên doanh giữa doanh, nghiệp với người mua và các) nhà cung cấp chủ yếu để cải tiến và đổi mới sản phẩm hoặc quá trinh kinh doanh; vận dụng hệ thống phân phối đúng hạn (Just In Time); phát triển các kênh phân phối hiệu quả; phối hợp hoạt động nhằm chia sẻ các chi phí có thể…

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

Vận dụng marketing quan hệ

      Quản trị marketing quan hệ hay quản trị quan hộ khách hàng (CRM) “là tập hợp các hoạt động mang tính chiến lược nhằm lựa chọn, thiết lập, duy tri và phát triển các mối quan hệ tốt dẹp và lâu dài giữa doanh nghiệp và khách hàng trên cơ sở làm thích ứng các quá trình tạo ra lợi ích của khách hàng và của doanh nghiệp”. CRM là một mô hình quản trị, trong đó khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động và mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Vận dụng marketing quan hệ

     CRM sử dụng công nghệ hiện đại, kế hoạch hóa các chiến lược tích hợp, các kỹ thuật marketing cá nhân và các công cụ phát triển tổ chức để xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, nhằm tăng doanh thu lọi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. CRM hao gồm cả nguyên lý, chiến lược, giải pháp, ứng dụng, hệ thống, phần mềm, và ý tưởng cho hoạt động quấn trị quan hê khách hàng hiệu quả.

      Để vận dụng marketing quan hệ, trước hết, các doanh nghiệp cần xây dựng một tập hợp những tư tưởng quản lý doanh nghiệp theo định hướng tạo lập, duy trì và phát triển các quan hệ bền vững với thị trường. Các doanh nghiệp cần tuân theo các tư tưởng chính sau:


  1. Tạo ra khách hàng là trách nhiệm của toàn doanh nghiệp

  2. Lắng nghe khách hàng

  3. Xác định và xây dựng năng lực phân biệt của doanh nghiệp

  4. Thu thập đầy đủ thông tin thị trường

  5. Xây dựng kế hoạch mục tiêu

  6. Quản lý nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận chứ không phải đạt lượng bán

  7. Tạo giá trị cho khách hàng

  8. Để khách hàng quyết định chất lượng

  9. Đo lường và quản lý kỳ vọng của khách hàng

  10. Xây dựng quan hệ và lòng trung thành của khách hàng

  11.  Xác định trọng tâm kinh doanh là đảm bảo dịch vụ khách hàng

  12. Cam kết cải tiến và đổi mới liên tục

  13. Quản lý theo chiến lược và cấu trúc linh hoạt

  14. Tăng trưởng cùng với các đối tác

  15. Chuyển phòng marketing thành công ty marketing

     Mỗi tư tường trên đều có thể áp dụng nhằm xây dựng quan hệ người mua – người bán trên cả thị trường người tiêu dùng cá nhân lẫn thị trường khách hàng tổ chức. Các doanh nghiệp nên tập trung vào tạo giá trị cho khách hàng. Lựa chọn khách hàng giá trị nhất để phục vụ, để chia sẻ mục tiêu và năng lực kinh doanh. Tun hiểu kỳ vọng và định nghĩa của khách hàng về chất lượng và giá trị của sản phẩm, tạo nên cam kết tiếp tục cải tiến và đổi mới nhằm mang lại lợi ích cao hơn cho khách hàng.

     Các bước công việc cụ thể của quản trị marketing quan hệ:

-      Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng;

-      Phân tích cơ sở dữ liệu;

-      Lựa chọn khách hàng mục tiêu

-      Phát triển chương trình quan hệ với khách hàng mục tiêu;

-      Xem xét các vấn đề cá nhân;

-      Đánh giá hiệu quả của chương trình CRM.

        Những định hướng cơ bản của marketing quan hệ nêu trên cần được các doanh nghiệp vận dụng trong xây dựng và quản lý cả các quan hệ bên ngoài lẫn các quan hệ nội bộ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Tầm quan trọng của các quan hệ trong quá trình làm marketing

    Tầm quan trọng của các quan hệ trong quá trình làm marketing ngày càng tăng trong môi trường kinh doanh toàn cầu đầy biến động. Bản chất và sức mạnh của các mối quan hệ này cũng như quản trị quá trình marketing tổng thể đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thay đổi như sự bùng nổ công nghệ thông tin mà đặc trung là khả năng truyền thông qua Internet và World Wide Web.

Tầm quan trọng của các quan hệ trong quá trình làm marketing

      Như đã nói ở trên, các công việc được thực hiện bởi các nhà quản trị marketing thường bao gồm: Nghiên cứu thị trường, kế hoạch hóa, xây dựng các chiến lược marketing, phát triển các chương trình và ngân sách marketing, thực hiện điều khiển và đánh giá các chương trình marketing… Trong marketing quan hệ các hoạt động này được định hướng theo yêu cầu xây dựng và duy trì quan hệ lâu dài với tất cả các đối tác. Tư tưởng đảm bảo lợi ích đa phương cần được thể hiện trong từng mối quan hệ của doanh nghiệp.

      Trong khi mỗi quan hệ trong các quan hệ của doanh nghiệp đều quan trọng, thì sự phối hợp giữa các mối quan hệ của quá trình quản trị marketing tổng thể là vô cùng cần thiết đối với các đơn vị kinh doanh. Trong thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đã không tập trung nỗ lực marketing cho các đơn vi kinh doanh chủ yếu và các mối quan hệ quan trọng. Nhiều cơ hội kinh doanh đã bị bỏ qua vì các doanh nghiệp thiếu hiểu biết đầy đủ về khách hàng, thiếu chăm sóc khách hàng trong toàn bộ quá trình kinh doanh và thiếu khả năng duy trì quan hệ liên tục với các khách hàng trung thành.

     Các hoạt động marketing quan hệ cần được thực hiện và quản lý bao gồm cả các hoạt động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các hoạt động trong nước và quốc tế. Các hoạt động marketing quan hệ có thể được xem xét từ rộng đến hẹp bao gồm từ xây dựng mạng lưới kinh doanh, xây dựng và duy trì các liên kết chiến lược, cải tiến hoạt động liên tục, nghiên cứu và phát triển quan hệ dài hạn…



Ý nghĩa của Marketing quan hệ

    Marketing quan hệ khác biệt về bản chất với marketing trao đổi thông thường. Trong marketing quan hệ, các nhà làm thị trường chia thị trường thành các nhóm khách hàng nhỏ và tập trung vào tạo dựng quan hệ và tác động qua lại vì bây giờ họ hiểu đầy đủ về giá trị của mối quan hệ tác động qua lại dài hạn được thực hiện giữa người mua và người bán.

Ý nghĩa của Marketing quan hệ

    Như một cuộc nghiên cứu của Frederick và Earl Sasser ở trường kinh doanh Harvard đã chỉ ra phần lớn khách hàng chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vào năm thứ hai mua hàng. Đó là sự thật, vì để tạo được khách hàng mới, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí cho hoạt động marketing. Hoạt động marketing dựa trên phương pháp trao đổi truyền thống không còn hiệu quả trong phần lớn các tình huống kinh doanh trên thị trường.

    Bởi vậy, các công ty đang chuyển từ marketing trao đổi sang marketing quan hệ. Marketing quan hệ xem mỗi khách hàng như một đoạn thị trường đồng nhất nhằm tối đa hóa mức độ thỏa mãn khách hàng. Các công nghệ mới như công nghệ thông tin đã cho phép các công ty ra các quyết định kinh doanh từ hiểu biết nhiều hơn về nhu cầu và mong muốn của các khách hàng chủ yếu của họ. Những thông tin đầy đủ và chi tiết về từng khách hàng là cơ sở để phát triển các chiến lược marketing cho doanh nghiệp và các thương hiệu của họ.

Xác định khả năng sinh lời của khách hàng

    Vì sao các doanh nghiệp đều cần phân đoạn thị trường và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu. Lý do là các khách hàng mua hàng thường mang lại lợi nhuận khác nhau cho doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp không thể chạy theo và thỏa mãn mọi khách hàng. Khách hàng sinh lời là những khách hàng đem lại dòng thu nhập theo thời gian lớn hơn dòng chi phí của doanh nghiệp ở mức độ doanh nghiệp có thể chấp nhận. Doanh nghiệp cần tập trung thu hút và khai thác các khách hàng này.

    Xác định khả năng sinh lời của khách hàng như thế nào? Rõ ràng doanh nghiệp cần có dữ liệu về chi phí và doanh thu theo từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng cho từng sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh. Những dữ liệu này giúp phân tích khả năng sinh lời theo quan hệ khách hàng/sản phẩm.



Bản chất của marketing quan hệ

   Quản trị marketing phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh khác biệt cho doanh nghiệp trên thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tổ chức và thực hiện được các hoạt động marketing nhằm tạo ra và duy trì quan hệ dài hạn tốt đẹp với khách hàng. Marketing quan hệ là triết lý kinh doanh hướng tới xây dụng quan hệ người mua – người bán dài hạn nhờ hiểu biết và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.

Bản chất của marketing quan hệ

    Quản trị marketing hiện đại theo hướng marketing quan hệ thực chất là quản trị quá trình gia tăng giá trị cho sản phẩm và dịch vụ theo hướng phát triển, duy trì và tăng cường quan hệ với khách hàng. Marketing quan hệ cũng nhấn mạnh đến tạo ra và duy trì quan hệ với khách hàng phải bằng các triết lý và công cụ của marketing. Các doanh nghiệp làm marketing hiệu quả coi việc bán được hàng hóa không phải là kết thúc quá trình kinh doanh mà là bắt đầu của quá trình kinh doanh – quá trình duy trì quan hộ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

   Quá trình xây dựng và duy trì các quan hệ trên thị trường liên quan đến tất cả các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để đảm bảo lợi ích đa phương bền vững trong môi trường kinh doanh toàn cầu không chắc chắn hiện nay. Ngoài quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp còn phải thiết lập và duy trì quan hệ hiệu quả với nhiều đối tác khác trên thị trường. Chúng ta có thể thấy các quan hệ chủ yếu của một doanh nghiệp là: Quan hệ với nhà cung cấp, nhà sản xuất, người lao động, nhà phân phối, người tiêu dùng và các tổ chức marketing chuyên môn hóa khác.

   Các nhà quản tn marketing cần phải biết đổi mới, năng động, linh hoạt, sáng tạo trong các quyết định marketing của họ (cả dự tính trước lẫn phản ứng lại); nếu các quan hệ này mang lại lợi ích đa phương và gia tâng giá trị cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Các bộ phận trong nội bộ các đơn vị kinh doanh và các tổ chức chuyên nghiệp bên ngoài cần phải quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng cải tiến hiệu quả hoạt động nhằm giảm thời gian phục vụ thị trường và tăng sự thỏa mãn khách hàng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

Quan điểm marketing tổng thể – chuỗi giá trị theo quan điểm hiện đại

      Marketing tổng thể là sự kết hợp giữa các hoạt động khám phá giá trị, tạo giá trị và phân phối và truyền thông giá trị với mục tiêu xây dựng quan hệ hợp tác dài hạn thỏa mãn lợi ích đa phương giữa các bên liên quan. Quan điểm kinh doanh theo marketing hiện đại này chia quá trình kinh doanh thành 4 giai đoạn:

Quan điểm marketing tổng thể – chuỗi giá trị quan điểm hiện đại

(1) lựa chọn giá trị;

(2) sáng tạo giá trị;

(3) truyền thông giá trị;

(4) phân phối giá trị.

-   Lựa chọn giá trị: là toàn bộ hoạt động marketing tiến hành trước khi sản xuất sản phẩm nhằm xác định trước doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì với giá trị như thế nào, cho khách hàng mục tiêu nào. Vì vậy, hoạt động marketing trong giai đoạn này bao gồm: phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị. Đây là nội dung chủ yếu của marketing chiến lược vì nó định hướng cho toàn bộ các hoạt động marketing chiến thuật ở các giai đoạn sau.

-   Sáng tạo giá trị: là toàn bộ hoạt động tạo. ra sản phẩm với tất cả các yếu tố kinh doanh kèm theo để đảm bảo khách hàng sẽ nhận được giá trị thực sự như doanh nghiệp đã lựa chọn và đã hứa cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động marketing chủ yếu trong giai đoạn này là: phát triển sản phẩm, xác định dịch vụ, định giá. Các hoạt động này thuộc marketing chiến thuật.

-   Truyền thông giá trị: là toàn bộ hoạt động truyền thông tói khách hàng mục tiêu để họ nhận biết sản phẩm có những giá trị phù hợp với mong muốn của khách hàng. Đây chính là toàn bộ các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng, marketing trực tiếp.

-   Phân phối giá trị: tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ trên thị trường nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mức giá…


Đọc thêm tại: http://blogtimhieumarketing.blogspot.com/2015/07/chuoi-gia-tri.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Chuỗi giá trị

Các doanh nghiệp cần tạo ra giá trị cho khách hàng. Họ tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua một tập hợp các hoạt động được thực hiện nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của họ.

Chuỗi giá trị

Giá trị căn bản nhất mà doanh nghiệp tạo ra được đo bằng khoản tiền mà khách hàng sẵn sàng chi cho sản phẩm/dịch vụ của họ (giá bán SP/DV). Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận nếu giá bán này cao hơn tổng chi phí cho các hoạt động cần thiết. Để có lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp phải: nếu giá bán tương đương với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh thì chi phí phải thấp hơn hoặc tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng để đưa ra giá bán cao hơn.

Michael Porter đã đưa ra khái niệm “chuỗi giá trị” trong đó xác định chín hoạt động tương ứng tạo ra giá trị khách hàng và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 5 hoạt động chủ chốt và 4 hoạt động bổ trợ.

Các hoạt động chủ chốtphối hợp bằng các kết nối. Sự thành công trong tạo gia trị gia tăng cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào kết quả của từng hoạt động riêng rẽ mà còn phụ thuộc vào kết quả của sự phối hợp hợp lý các hoạt động kinh doanh.

Trong chuỗi giá trị, marketing có vai trò cực kỳ quan trọng để tạo ra giá trị gia tăng qua khả năng tạo được sự khác biệt đặc thù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp so với các sản phẩm cạnh tranh. Đồng thời, marketing cũng chính là chức năng đảm bảo sự kết nối hợp lý và hiệu quả giữa các hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò của marketing trong quản lý các quá trình kinh doanh cốt lõi thể hiện trong các hoạt động sau:

-     Quá trình phát triển sản phẩm mới

-     Quá trình quản trị dự trữ nguyên vật liệu

-     Quá trình đặt hàng và thanh toán

-     Quá trình phục vụ khách hàng

Quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng thường có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Hệ thống cung ứng giá trị bao gồm một dãy nối tiếp các hoạt động của tất cả các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào quá trinh cung úng giá trị cho khách hàng. Nó là một hệ thống liên kết giữa công ty với các đối tác bao gồm nhà cung ứng – cung cấp các yếu tố đầu vào; nhà phân phối – tham gia tiêu thụ sản phẩm… Một hệ thống cung ứng giá trị bao gồm nhiều chuỗi giá trị của nhiều doanh nghiệp kế tiếp nhau. Ví dụ, chuỗi giá trị của thành viên kênh phân phối sẽ trở thành đầu vào của chuỗi giá trị của người khách hàng sử dụng sản phẩm. Khái niệm hộ thống cung ứng giá trị cho chúng ta thấy khả năng phối hợp giữa nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào quá trình cung ứng giá trị khách hàng.


Đọc thêm tại: http://blogtimhieumarketing.blogspot.com/2015/07/gia-tri-va-chi-phi-cua-hang-hoa-oi-voi.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

Giá trị và chi phí của hàng hóa đối với khách hàng

* Giá trị của một hàng hóa đối với khách hàng chính là tập hợp tất cả các lợi ích mà người khách hàng nhận được khi họ mua và sử dụng hàng hóa đó. Những lợi ích này bao gồm cả những lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích cơ bản và lợi ích bổ sung… Các lợi ích này có thể được tạo ra từ các yếu tố sau:

Giá trị và chi phí của hàng hóa đối với khách hàng

-     Lợi ích do đặc tính sử dụng của sản phẩm mang lại.

-     Lợi ích do dịch vụ mang lại

-     Lợi ích do hình ảnh của đội ngũ nhân viên

-     Lợi ích do hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Như vậy, tổng giá trị của hàng hóa đối với khách hàng = giá

trị sản phẩm + giá trị dịch vụ + giá trị về nhân sự + giá trị về hình ảnh

Giá trị tiêu dùng chính là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm. Khách hàng mua một hàng hóa thực chất là họ mua các lợi ích của nó. Tất nhiên, những nhóm khách hàng khác nhau quan tâm đến những giá trị nhận được khác nhau từ cùng một hàng hóa. Ví dụ, cùng là mua một bữa ăn nhưng có người quan tâm đến lợi ích là sự no bụng, người khác lại quan tâm đến lợi ích là sự ngon miệng, thậm chí có người quan tâm đến lợi ích là hình ảnh địa vị của họ đối với người khách họ mời. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải xác định được những lợi ích khách hàng mong muốn nhận được và đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp có được những lợi ích này cho khách hàng nhiều hơn các sản phẩm cạnh tranh. Hướng cơ bản để thỏa mãn khách hàng và cạnh tranh trên thị trường là phải đưa ra những biện pháp marketing gia tăng được giá trị nhận được cho khách hàng. Ví dụ, thương hiệu mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng về hình ảnh địa vị của người sử dụng.

*   Chi phí của một hàng hóa đối với khách hàng chính là tổng số phí tổn mà người khách hàng phải bỏ ra để có được hàng hóa đó, bao gồm các chi phí bằng tiền, phí tổn về thời gian, sức lực và tinh thần.

Tổng chi phí của khách hàng để nhận được hàng hóa = Giá tiền và chi phí sử dụng + phí tổn thời gian + công sức + phí tổn tinh thần.

Chi phí bằng tiền lại bao gồm cả giá mua và chi phí sử dụng sản phẩm. Những phí tổn này đôi khi đã không được người tiêu dùng tính toán một cách đầy đủ. Chi phí hay cái giá mà người tiêu dùng phải trả để có được hàng hóa vẫn là một tiêu chuẩn lựa chọn quan trọng khi mua của khách hàng. Tiêu chuẩn mua này đặc biệt quan trọng đối với những nhóm khách hàng có sức mua thấp (khách hàng mua theo định hướng giá cả). Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn cần phải coi cạnh tranh về giá là một hướng cạnh tranh quan trọng trên thị trường.


Đọc thêm tại: http://blogtimhieumarketing.blogspot.com/2015/07/quan-he-giua-cac-chuc-nang-quan-tri.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Quan hệ giữa các chức năng quản trị trong doanh nghiệp

     Ví dụ, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa chức năng quản trị marketing và quản trị tài chính – kế toán. Một công ty kinh doanh luôn quan tâm đến tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư (ROI) và thị phần. ROI là mục tiêu của chiến lược tài chính còn thị phần là mục tiêu quan trọng của chiến lược marketing. Hai mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau trong mục tiêu chung của chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

Quan hệ giữa các chức năng quản trị trong doanh nghiệp


     Các quyết định marketing chủ yếu bao gồm các chiến lược sản phẩm, định giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp có những ảnh hưởng đồng thời đến việc thực hiện các mục tiêu thị trường và tài chính: bên trái ảnh hưởng đến các kết quả hoạt động thị trường, bên phải ảnh hưởng đến kết quả tài chính. Cần có sự cân bằng giữa các yêu cầu thị trường và tài chính. Người quản lý marketing nếu thiếu sự hiểu biết về vấn đề tài chính, sẽ không thể phát triển các chiến lược, kế hoạch và các hoạt động marketing cụ thể để đạt được các mục tiêu tài chính. Nói cách khác, các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm đạt các mục tiêu tài chính như tăng doanh thu, giảm nợ, tăng tỷ suất lợi nhuận phải nằm dưới sự. điều khiển của chính những người quản lý marketing. Người quản lý marketing phải có kiến thức và kỹ năng phân tích các số liệu kế toán – tài chính đủ để so sánh kết quả tài chính đạt được khi thực hiện các kế hoạch, các hỗn hợp công cụ marketing khác nhau cũng như phân tích được mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận cho từng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.


Tuy nhiên, người quản trị marketing không thể kế hoạch hóa các chiến lược sản phẩm, các kênh phân phối, các chính sách giá, các hoạt động quảng cáo và các hoạt động marketing khác trong điều kiện tách rời khỏi các chức năng khác đặc biệt là chức năng hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Mỗi nhà quản trị marketing đều phải nhận thức đầy đủ về mức, cơ cấu chi phí sản xuất và chiều hướng vận động của nó để kế hoạch hóa hoạt động marketing tối ưu. Nhưng họ cũng phải biết rằng các thông tin và kỹ thuật hạch toán và phân tích tài chính thông thường là không đủ để thực hiện các phân tích hoạt động marketing. Bời vì các hoạt động marketing mang tính đặc thù, sự hình thành và vận động của các chi phí marketing cũng rất khác biệt so với chi phí sản xuất, vì vậy, nhu cầu hạch toán và phân tích tài chính phục vụ cho các quyết định marketing cũng có những yêu cầu rất riêng.




Quan hệ giữa chức năng quản trị marketing với các chức năng quản trị khác trong doanh nghiệp

     Để thực hiện hoạt động marketing hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp khoa học. Doanh nghiệp cần được tổ chức bộ máy quản lý theo 4 lĩnh vực chức năng quản trị chủ yếu là sản xuất, nhân sự, tài chính và marketing (tất nhiên còn có các bộ phận khác như nghiên cứu & phát triển…). Marketing cần được coi là chức nàng quản trị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò kết nối hoạt động của các chức năng khác với thị trường. 

Quan hệ giữa quản trị marketing với các chức năng quản trị khác

     Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tồn tại những mô hình tổ chức bộ máy quản trị mà chức năng marketing nằm ở quá nhiều bộ phận khác nhau và không có sự phôi hợp với nhau. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp với bộ phận quản trị marketing độc lập có chức năng thực hiện tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp trên thị trường đang là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn kinh doanh. Tùy .quy mô của doanh nghiệp mà bộ phận marketing được tổ chức theo những hình thức khác nhau nhưng doanh nghiệp nào cũng cần có cơ cấu tổ chức marketing hợp lý với những con người chuyên nghiệp để thực hiện các chức năng quản trị này. Tất nhiên, trong một số doanh nghiệp, toàn bộ chức năng marketing đã được hóa thân thành những nhiệm vụ của các phòng ban truyền thông như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng bán hàng… Rõ ràng, các doanh nghiệp nước ta cần nhanh chóng chuyển từ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý truyền thống sang cơ cấu tổ chức quản lý mới mà ở đó chức năng marketing đựợe xác lập rõ ràng và cụ thể.
Chức năng quản trị marketing tất nhiên phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các chức năng khác, nhưng nó có vị trí đặc biệt là cầu nối giữa các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp với thị trường bên ngoài. Hoạt động marketing định hướng cho hoạt động của các bộ phận chức năng khác và nó cũng phải đặt trong quan hệ hữu cơ với các bộ phận khác của doanh nghiệp. Chiến lược và kế hoạch marketing định hướng cho các chiến lược và kế hoạch sản xuất, tài chính, nhân sự. Ngược lại, nhà quản trị marketing làm các quyết định marketing không thể tách rời khả năng sản xuất, tài chính và lao động của doanh nghiệp. Mỗi chiến lược và kế hoạch marketing cũng như các biện pháp cụ thể như sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến đều đòi hỏi những nguồn lực cần thiết như vốn, nhân sự, công nghệ mới có thể thực hiện được trong thực tế. Rõ ràng, bộ phận sản xuất phải đảm bảo được chất lượng và số lượng sản phẩm đưa ra thị trường như yêu cầu của bộ phận marketing; hay bộ phận tài chính phải đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động marketing. Ban giám đốc .doanh nghiệp phải phôi hợp được các bộ phận chức năng với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp trên thị trường.



Những nhiệm của giám đốc quản trị marketing

        Tổ chức thực hiện các chiến lược và kế hoạch marketing đã xây dựng. Nhiệm vụ cụ thể ờ đây là phải xây dựng được bộ máy quản trị marketing năng động, gọn nhẹ, hiệu quả và tìm kiếm những phương thức thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả.

Những nhiệm của giám đốc quản trị marketing

        Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh các biện pháp marketing cụ thể (marketing – mix) của doanh nghiệp: quản trị sản phẩm, quản trị nhãn hiệu, định giá, quản trị bán hàng, xây dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại… Đây là nhũng công việc mang tính tác nghiệp hàng ngày của bộ phận quản trị marketing.
         Giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện các chiến lược, kế hoạch và biện pháp marketing cụ thể từ đó đề xuất các hướng cải tiến, chiến lược, kế hoạch và biện pháp điều chỉnh.
          Xây dựng ngân sách và đề xuất sử dụng ngân sách marketing
         Đảm bảo sự ủng hộ và phối hợp của các bộ phận chức năng khác. Bộ phận quản trị marketing phải kết nối được các bộ phận quản trị khác trong doanh nghiệp tạo nên điều kiện nguồn lực tốt nhất cho hoạt động marketing.
          Nhiệm vụ trọng tâm của giám đốc marketing (CMO) (Trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam chức danh này gọi là giám đốc hoặc phó giám đốc kinh doanh) là:
– Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch marketing
– Xây dựng và quản lý thưcmg hiệu
– Đo lường hiệu quả các hoạt động marketing
– Định hướng phát triển sản phẩm mới dựa trên nhu cầu khách hàng
– Thu thập các thông tin có giá trị từ khách hàng
– Sử dụng các công nghệ marketing mới…

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị marketing

         Chúng ta có thể cụ thể hóa hoạt động quản trị marketing thành các nhiệm vụ cụ thể sau:
          Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin marketing (hệ thống hỗ trợ làm quyết định marketing).           Bộ phận marketing có trách nhiệm thu thập, tập hợp, phân tích và lưu trữ tất cả các thông tin về thị trường và môi trường kinh doanh bên ngoài để cung cấp cho các cấp quản trị trong doanh nghiệp để làm các quyết định kinh doanh. Ví dụ, cung cấp tất cả các thông tin về các thị trường sản phẩm dịch vụ để hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc đánh giá lựa chọn các cơ hội kinh doanh, đề xuất thị trường để doanh nghiệp tiếp cận và khai thác.

Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị marketing

• Nghiên cứu thị trường và các nghiên cứu phục vụ quyết định marketing khác. Ví dụ, nghiên cứu đánh giá quỹ , cờ cấu và sự vận động của từng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp; nghiên
cứu hành vi khách hàng; phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp; nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh…
• Xây dựng các chiến lược và kế hoạch markẹting. Bộ phận marketing có nhiệm vụ thiết kế tổng thể chương trình marketing của doanh nghiệp bao gồm các chiến lược và kế hoạch marketing cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, trên từng khu vực thị trường, cho từng năm hoặc dài hạn hơn. Những nhà quản trị marketing phải thực hiện đầy đủ các bước công việc trong kế hoạch hóa hoạt động marketing bao gồm:
– Phân tích cơ hội, nguy cơ, sức mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên thị trường (phân tích SWOT) làm cơ sở cho thiết kế chiến lược và biện pháp marketing.
– Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Xác định các nhóm khách hàng tiềm năng trên thị trường và đánh giá lựa chọn những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất.
– Xây dựng chiến lược marketing bao gồm mục tiêu và các định hướng hoạt động marketing chủ yếu trên thị trường. Mục tiêu và định hướng chiến lược sẽ chi phối đến toàn bộ các biện pháp marketing cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Ví dụ, lựa chọn chiến lược định vị thương hiệu cao cấp phục vụ nhóm khách hàng có sức mua cao.
– Xác lập hỗn hợp marketing (marketing – mix) và kế hoạch thực hiện cụ thể. Các nhóm biện pháp cụ thể về sản phẩm, giá bán, phân phối và xúc tiến hỗn hợp sẽ được cụ thể hóa theo thời gian, chi phí và trách nhiệm thực hiện của từng bộ phận, từng người.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm marketing, tìm hiểu về marketing

Đặc điểm của quản trị marketing

Đặc điểm của quản trị marketing
+ Cầu thất thường: Nhu cầu có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm hoặc thời gian khác nhau. Nhiệm vụ của quản trị marketing là phải điều hòa nhu cầu theo thòi gian. Ví dụ, ngành điện cần có chiến lược marketing điều hòa nhu cầu tiêu thụ điện giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm.

Đặc điểm của quản trị marketing

+ Cầu bão hòa: Nhu cẩu thị trường duy trì ở mức ổn định. Nhiệm vụ của quản trị marketing là duy trì mức cầu hiện có.
+ Cầu quá mức: Nhu cầu của khách hàng vượt quá khả năng cung ứng. Nhiệm vụ của quản trị marketing là giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn nhu cầu đó.
+ Cầu có hại: Nhu cầu về những sản phẩm có hại cho con người như thuốc lá, chất gây nghiện… Nhiệm vụ của quan -trị marketing là vận động khách hàng từ bỏ việc tiêu dùng những sản phẩm này.
- Quản trị marketing bao trùm tất cả các quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác và môi trường bên ngoài. Để thực hiện tốt hoạt động marketing trên thị trường tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, các nhà quản trị marketing phải quản lý tốt hoạt động marketing mua trên thị trường yếu tố sản xuất và hoạt động marketing nội bộ.
- Quản trị marketing bao gồm một tập hợp các hoạt động chức nâng kết nối các chức năng quản trị khác của doanh nghiệp với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu thị trường và đạt lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Những hoạt động quản trị marketing thường đòi hòi kỹ năng và tính chuyên nghiệp cao. Hơn nữa, những công việc này còn đòi hỏi tính sáng tạo và linh hoạt.
- Để thực hiện quản trị marketing đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp và có bộ máy tổ chức quản trị marketing hợp lý.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về marketing, tim hieu ve marketing

©Blog tìm hiểu marketing